Kể ra chắc chẳng mấy người tin vào câu chuyện trớ trêu này nhưng nó là sự thật các bạn ạ.
Tôi và anh quyết định làm đám cưới sau gần 3 năm tìm hiểu. Anh ở Bắc Giang, còn tôi ở Nam Định. Do hai đứa không cùng quê, sợ có sự khác biệt về phong tục nên trước khi làm lễ ăn hỏi, tôi có trao đổi trước với anh rằng, ở quê tôi, tiền thách cưới thường được nhà gái thông báo trước và rất cao. Tuy nhiên, vì biết gia đình anh không khá giả gì nên tôi bảo mẹ là sẽ tùy hỷ, "liệu cơm gắp mắm".
Vì thông cảm cho nhà trai nên gia đình tôi đã bàn bạc và quyết định chỉ dám thách cưới 30 triệu đồng. Tuy nhiên, khi tôi thông báo cho anh con số ấy, anh đã bất ngờ hét lên với tôi rằng: “Ở quê anh đàn ông không cần bỏ tiền ra cũng lấy được vợ. Sao quê em lại thách cưới ghê gớm vậy?”. Sau khi anh về trao đổi lại với gia đình, bố mẹ anh phản đối kịch liệt và còn đòi hủy cưới luôn.
![]() |
Ảnh internet. |
Cuối cùng, chẳng biết anh thuyết phục thế nào mà lễ ăn hỏi vẫn diễn ra suôn sẻ. Ngày ăn hỏi, nhà trai mang tới 5 tráp lễ, gồm một tráp xôi và lợn quay, một tráp trầu cau, một tráp bánh hỏi, một tráp chè, rượu thuốc và một một tráp nhỏ dùng để đặt tiền thách cưới.
Sau màn chào hỏi, mẹ anh mở chiếc tráp nhỏ ra trong đó đựng một phong bì cùng một số dây nhẫn, dây chuyền vàng rồi dặn dò: “Tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, mong hai con sống hạnh phúc”.
Tôi khá bất ngờ với lời dặn của mẹ chồng. Rõ ràng hôm trước, anh còn bảo bố mẹ nghe thấy nhà gái thách cưới 30 triệu đã la ầm ĩ lên, còn bảo anh không biết chọn vợ. Vậy mà hôm nay bà lại thay đổi thái độ hoàn toàn như vậy?
Cứ nghĩ mọi việc thế là êm xuôi, nhưng khi nhà trai vừa về xong, gia đình tôi cầm tiền. vàng thách cưới cất đi thì mẹ tôi bỗng sầm mặt lại. Bà thắc mắc với tôi rằng "tại sao số vàng mà gia đình anh tặng lại toàn là vàng giả?".
Trước mặt họ hàng, bố mẹ chửi thẳng vào mặt tôi mà bảo rằng: “Nuôi nấng dạy dỗ mày ăn học bao nhiêu năm mà giờ nó định rước không mày đấy. Có thấy nhục không con? Giờ bố mẹ cho mày quyết định, một là theo không coi như mày mất giá. Hai là hủy đám hỏi này, hôm khác làm lại, lễ lạt tiền nong cho nó tử tế đàng hoàng”.
Nghe bố mẹ nói vậy, tôi vô cùng đau đớn, xót xa. Tôi liền vơ vội điện thoại gọi cho anh, vừa khóc vừa bảo: “Em không sứt mẻ đui què gì, thế mà nhà anh lại mang vàng giả đến bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ em. Nhà anh và cả anh nữa, tại sao không coi nhà em ra gì hết?”.
Nói thật với mọi người, gia đình tôi tuy ở quê nhưng điều kiện kinh tế cũng chẳng kém gì. Hàng xóm ai cũng khen bố mẹ tôi có con gái tốt số lấy được chồng đẹp trai, tri thức. Thậm chí nhiều người còn hỏi: “Người ta chắc phải ngoài mấy chục triệu dẫn cưới nhỉ?”, bố mẹ tôi chỉ biết ậm ừ “chắc cũng khoảng đó”. Nghĩ mà tôi thấy xấu hổ, tủi thân với bố mẹ, hàng xóm.
Mới đám hỏi thôi mà đã như thế này, sau này, không biết họ đối xử với gia đình tôi ra sao nữa!
Tôi đang nghĩ xem mình có nên hủy hôn hay không nhưng cũng sợ trong lúc nóng giận sẽ mất khôn. Vì thế, mong các anh chị có kinh nghiệm trong chuyện này hãy chỉ bảo và cho tôi lời khuyên sáng suốt nhất. Tôi xin cảm ơn!
Vân Anh(Nam Định)
" alt=""/>Mâu thuẫn vì sính lễ của nhà traiTheo bác sĩ Trần Quang Trung - Khoa Ngoại Thần kinh - Cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khi nhập viện, nữ bác sĩ trẻ bị đa chấn thương cột sống, ngực, bụng. Tổn thương gãy trượt đốt sống chèn ép tủy ngực và thắt lưng rất nặng, làm liệt hoàn toàn 2 chi dưới, mất cảm giác từ ngực trở xuống, mất tự chủ đại tiểu tiện.
Phần bụng của bệnh nhân chấn thương nặng, vỡ cơ hoành dẫn đến các tạng dưới ổ bụng thoát lên lồng ngực. Chấn thương ngực khiến người bệnh gãy nhiều xương sườn, tràn máu màng phổi, gây suy hô hấp và hôn mê. Cô được cấp cứu dẫn lưu máu trong màng phổi.
Hiện, bác sĩ Lý đã được phẫu thuật hai lần. Lần đầu, cô được vá cơ hoành để ruột không thoát lên ngực. Lần hai là cuộc phẫu thuật cố định cột sống và giải ép tủy, đặt mục tiêu giúp người bệnh ngồi được xe lăn.
Trong tương lai, quá trình chăm sóc và phục hồi rất gian khó. Hiện, các ca mổ cần thiết đã thực hiện xong, giai đoạn tới bác sĩ theo dõi và rút xông màng phổi. Sau đó, bệnh nhân phục hồi chức năng, tập ngồi. Dự kiến, 2-3 tuần tới không xuất hiện biến chứng khác, bệnh nhân có thể ra viện. Đến nay, chi phí điều trị cho nữ bác sĩ khoảng nửa tỷ đồng.
Trước đó, tối 20/4, bác sĩ Lý cùng bạn ngồi uống nước tại quán The Coffee House số 1 Thái Hà, Đống Đa (Hà Nội). Cơn mưa giông bất ngờ khiến tấm kính ở giếng trời rơi xuống đổ sập vào người bác sĩ Lý. Sau tai nạn, bạn bè cùng đại diện quán đưa nạn nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Trong thời gian qua, cộng đồng đã quan tâm chia sẻ với nữ bác sĩ trẻ và gia đình mong cô hồi phục, trở lại công việc tại Khoa Xạ 5, Bệnh viện K (Hà Nội). Ngày 9/5, Giáo sư Trần Văn Thuấn -Thứ trưởng Bộ Y tế đã đến thăm và tặng quà động viên nữ bác sĩ cùng người thân.
Theo CNN, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu của 100 người trưởng thành khỏe mạnh ở khu vực San Francisco (Mỹ), độ tuổi trung bình là 39. Họ đeo thiết bị theo dõi số bước đi và giấc ngủ. Họ cũng được đo đường huyết liên tục và điện tâm đồ theo dõi nhịp tim.
Những người tham gia được yêu cầu uống bao nhiêu cà phê tùy thích trong 2 ngày, tránh uống cà phê trong 2 ngày kế tiếp. Họ lặp lại chu kỳ đó trong khoảng thời gian hai tuần.
Tác giả chính, Tiến sĩ Gregory Marcus, bác sĩ tim mạch đang giảng dạy tại Đại học California, cho biết, uống cà phê dẫn tới nhiều tác động phức tạp với sức khỏe.
Vào những ngày tình nguyện viên uống cà phê, số bước chân của họ tăng trung bình 1.058 bước so với những ngày không uống. Tuy nhiên, họ cũng ngủ ít hơn 36 phút.
Những người uống cà phê có nhiều động lực hơn để tập thể dục và có thể hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, Tiến sĩ Marcus cảnh báo, mọi người không nên cho rằng uống nước tăng lực hoặc caffeine liều cao để tăng cường tập luyện.
Nghiên cứu lưu ý, lý do khiến những người uống nhiều cà phê ngủ ít hơn có thể do yếu tố di truyền.
Nhóm tác giả đã thu thập các mẫu DNA và phát hiện ra những người ngủ ít hơn sau khi uống cà phê có một số biến thể di truyền nhất định liên quan đến quá trình chuyển hóa caffeine chậm hơn.
Kết quả phân tích ghi nhận, cà phê có thể ảnh hưởng đến tim, với một cốc mỗi ngày dẫn đến nguy cơ ngoại tâm thu thất gây ra rối loạn nhịp tim cao hơn khoảng 50%. Nhưng các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nào về mối quan hệ trực tiếp giữa uống cà phê và các cơn co thắt tâm nhĩ sớm.
Bởi vậy, Tiến sĩ Marcus đánh giá: “Kết quả này cung cấp một số bằng chứng thuyết phục rằng bỏ cà phê có thể tốt với những người bị đánh trống ngực liên quan tới ngoại tâm thu thất”.
“Cũng có bằng chứng cho thấy ở một số người, ngoại tâm thu thất có thể dẫn đến suy tim. Vì vậy, nếu ai có nguy cơ suy tim như tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có triệu chứng thì họ nên tránh xa cà phê”, vị tiến sĩ khuyên.
Kiểm soát mức tiêu thụ cà phê của cá nhân là điều nên làm để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, Tiến sĩ Marcus kết luận, không có lý do gì phải lo lắng ngay lập tức: “Mọi người có thể yên tâm rằng chắc chắn không có tác dụng nguy hiểm xảy ra ngay sau khi uống cà phê”.